Phần trung tâm và phần phụ thuộc Ngữ_đoạn

Trong phân tích ngữ pháp, hầu hết ngữ đoạn chứa một phần trung tâm[lower-alpha 7] mà xác định kiểu và đặc trưng ngôn ngữ học của ngữ đoạn đấy. Phạm trù cú pháp của phần trung tâm được sử dụng để đặt tên cho phạm trù của ngữ đoạn đấy,[2] ví dụ, ngữ đoạn mà có phần trung tâm là danh từ thì được gọi là ngữ đoạn danh từ. Các từ còn lại trong ngữ đoạn thì được gọi là phần phụ thuộc[lower-alpha 8] của phần trung tâm.

Trong các ngữ đoạn sau đây, từ trung tâm hoặc phần trung tâm được bôi đậm:

too slowlyNgữ đoạn trạng từ (AdvP); phần trung tâm là một trạng từvery happyNgữ đoạn tính từ (AP); phần trung tâm là một tính từthe massive dinosaurNgữ đoạn danh từ (NP); phần trung tâm là một danh từ (hoặc đây là ngữ đoạn định từ[lower-alpha 9], xem phần phạm trù chức năng bên dưới)at lunch — Ngữ đoạn giới từ (PP); phần trung tâm là một giới từwatch TV — Ngữ đoạn động từ (VP); phần trung tâm là một động từ

Năm ví dụ bên trên là các kiểu ngữ đoạn thông dụng nhất, nhưng theo logic phần trung tâm và phần phụ thuộc, thì cũng có thể có những kiểu khác hay được tạo ra. Chẳng hạn, ngữ đoạn hạ cấp:

before that happened — Ngữ đoạn hạ cấp[lower-alpha 10] (SP); phần trung tâm là một liên từ hạ cấp[lower-alpha 11] – nó có cấp bậc thấp hơn cái tiểu cú bất phụ thuộc[lower-alpha 12]

Dựa trên phép phân tích ngôn ngữ, đây là một cụm từ có đủ tính chất để coi là ngữ đoạn, với từ trung tâm được gọi là "từ hạ cấp"[lower-alpha 13] và cái tên cú pháp này được dùng để đặt tên cho phạm trù ngữ pháp của cả ngữ đoạn đấy luôn. Nhưng ngữ đoạn "before that happened" này, ở những ngữ pháp khác, bao gồm ngữ pháp tiếng Anh truyền thống, thì thường được phân loại là tiểu cú hạ cấp[lower-alpha 14] (hoặc tiểu cú phụ thuộc[lower-alpha 15]) hơn. Vậy nên thay vì được liệt vào ngữ đoạn, thì nó được liệt vào tiểu cú.

Hầu hết học thuyết cú pháp đều xem hầu hết ngữ đoạn là có phần trung tâm, nhưng có ghi nhận một số ngữ đoạn không có phần trung tâm. Ngữ đoạn mà không có phần trung tâm thì được gọi là exocentric, còn ngữ đoạn có phần trung tâm thì được gọi là endocentric.

Phạm trù chức năng

Một số học thuyết cú pháp hiện đại đưa ra 'phạm trù chức năng', trong đó phần trung tâm của ngữ đoạn thì nó là 'mục từ vựng chức năng'. Một số phần trung tâm chức năng trong một số ngôn ngữ thì không được phát âm, mà được ẩn đi[lower-alpha 16]. Ví dụ, nhẳm để giải thích các mô thức cú pháp nhất định có tương liên với hành động lời nói[lower-alpha 17] mà câu văn thực hiện, thì một số nhà nghiên cứu đã đề xuất khái niệm force phrase, mà trong đó phần trung tâm của nó không được phát âm trong nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh. Tương tự, nhiều căn cứ cho rằng những định từ bị ẩn đó có hiện diện trong các ngữ đoạn danh từ nguyên trần[lower-alpha 18] như danh từ riêng.

Một kiểu khác là ngữ đoạn biến tố,[lower-alpha 19] trong đó ví dụ có một động từ hạn định[lower-alpha 20] được dùng làm bổ ngữ cho phần trung tâm chức năng có thể bị ẩn đi, phần trung tâm đó được coi như có chứa các yêu cầu cho động từ đấy biến tố – để phù ứng[lower-alpha 21] với chủ thể, với thìthể của nó, v.v. Nếu các nhân tố đấy được xem xét riêng rẽ, thì có thể phải tính đến nhiều phạm trù cụ thể hơn: ngữ đoạn thì, trong đó ngữ đoạn động từ thì là bổ ngữ cho một thành phần "thì" trừu tượng; ngữ đoạn thể; ngữ đoạn phù ứng và cứ thế.

Các ví dụ thêm nữa cho các phạm trù được đề xuất như trên bao gồm ngữ đoạn chủ đề[lower-alpha 22] và ngữ đoạn tiêu điểm,[lower-alpha 23] trong đó người ta chủ trương rằng có các thành phần làm nên phần trung tâm có chứa đựng yêu cầu để cho thành tố nào đó trong câu nó được đánh dấu làm chủ đề hoặc tiêu điểm.

Liên quan